Lễ ký kết bạn ước thi đua giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục thương chính Thanh Hóa Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013 Căn cứ Quyết định số 3063/QĐ-BTC ngày 03/12/2012 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 cho Cục Hải quan Thanh Hóa là 2.950 tỷ đồng. Theo đó, Cục Hải quan Thanh Hóa đã có Quyết định số 47/QĐ-HQTH ngày 16/01/2013 về việc giao dự toán thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) năm 2013 cho các Chi cục Hải quan trực thuộc là:Chi cục Hải quan cửa khẩu Na Mèo 5,5 tỷ đồng; Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa 1.971,5 tỷ đồng; Chi cục Hải quan Ninh Bình 367 tỷ đồng; Chi cục Hải quan Nam Định 117 tỷ đồng vàChi cục Hải quan Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam 489 tỷ đồng. Ngày 03/9/2013, Tổng cục Hải quan có công văn số 5203/TCHQ-TXNK về việc giao số thu tối thiểu phải đạt cho Cục Hải quan Thanh Hóa là 1.370 tỷ đồng. Cục Hải quan Thanh Hóa đã có văn bản giao số thu tối thiểu phải đạt cho các Chi cục Hải quan trực thuộc là: Chi cục Hải quan cửa khẩu Na Mèo 5,5 tỷ đồng; Chi cục HQCK Cảng Thanh Hóa 293,5 tỷ đồng; Chi cục KTSTQ 18 tỷ đồng; Chi cục Hải quan Ninh Bình 262 tỷ đồng; Chi cục Hải quan Nam Định 198 tỷ đồng và Chi cục Hải quan Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam 593 tỷ đồng. Để thực hiện các chỉ tiêu thu nộp NSNN nói trên, ngay từ đầu năm 2013, Cục Hải quan Thanh Hóa đã xây dựng Kế hoạch số 374/KH-HQTH để cụ thể hóa các nội dung cho các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện kế hoạch thu NSNN. Tập trung vào các giải pháp như sau: Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp trong việc làm thủ tục hải quan, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện; tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của Tổng cục Hải quan, của cấp ủy và chính quyền các địa phương; xây dựng mối liên hệ thường xuyên với Doanh nghiệp để nắm được nguồn hàng, kim ngạch, số thuế để có biện pháp bố trí nhân lực làm thủ tục, kiểm tra hàng hóa, thu thuế XNK một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy - Lãnh đạo Cục trong việc chỉ đạo kiểm tra hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục thực hiện đúng chế độ, đúng chính sách, đúng quy trình nghiệp vụ. Chú trọng và kết hợp giữa công tác phân loại áp mã số, áp thuế suất, công tác kiểm tra xác định trị giá tính thuế với công tác kiểm tra thanh tra, công tác kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại; kiên quyết không để thất thu thuế qua công tác này; Tăng cường thu hồi thuế nợ đọng, không để nợ xấu phát sinh. Đối với nợt rong hạn thì vận động Doanh nghiệp nộp thuế càng sớm càng tốt. Đối với số nợ thuế quá hạn thì phân loại và xây dựng kế hoạch biện pháp thực hiện, áp dụng chế tài mà pháp luật cho phép một cách linh hoạt đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Cục Hải quan Thanh Hóa đã có Quyết định số 163/QĐ-HQTH ngày 26/3/2013 về việc thành lập Ban Thu hồi nợ thuế. Các giải pháp cụ thể đó là: Thứ nhất , tiếp tục thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan theo Quyết định số 1904/QĐ-BTC ngày 10/8/2009; phối hợp chặt chẽ với Kho bạc, Ngân hàng về thu NSNN và trao đổi thông tin, nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Thứ hai, triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại tất cả các Chi cục mà Cục Hải quan Thanh Hóa quản lý. Thứ ba , thực hiện đúng các quy định về quản lý thu thuế XNK: xử lý kịp thời các vướng mắc liên quan đến công tác quản lý thuế, chế độ kế toán thuế… Thứ tư , tập trung rà soát đối với những doanh nghiệp XNK có kim ngạch lớn, mặt hàng có thuế và tiến hành vận động, tạo điều kiện để doanh nghiệp về làm thủ tục hải quan tại địa bàn quản lý. Thứ năm , thực hiện tốt công tác chống thất thu qua thuế suất, qua giá, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại. Thứ sáu , tích cực thực hiện các biện pháp đôn đốc thu đòi nợ thuế; không để nợ xấu phát sinh. Tiếp tục duy trì Tổ đốc thu đòi nợ thuế, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở doanh nghiệp nộp thuế hoặc cam kết kế hoạch nộp thuế vào NSNN đúng hạn, đồng thời phân loại các đối tượng nợ thuế: Nợ chây ỳ, khó đòi, DN không còn địa chỉ, nợ thuế quá hạn,…để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý. Thứ bảy , tăng cường công tác KTSTQ theo Chỉ thị 568/CT-TCHQ ngày 09/02/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể, thời gian hoàn thành từng việc. Thứ tám , đẩy mạnh công tác điều tra, xác minh thu thập thông tin nhằm phục vụ tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về Thuế, Luật Hải quan. Thứ chín , thực nghiêm Quyết định 517/QĐ/TCHQ của Tổng cục Hải quan về ngăn chặn, chấm dứt tệ phiền hà sách nhiễu và cam kết thực hiện Tuyên ngôn phục khách hàng theo Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày 09/02/2011của TCHQ. Kế hoạch thu NSNN năm 2013 đã giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng đơn vị thuộc và trực thuộc Cục.Theo đó, đối với các Chi cục Hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu thì Chi cục trưởng các Chi cục Hải quan có trách nhiệm chỉ đạo cán bộc công chức thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, tăng cường gặp trực tiếp doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc thuộc thẩm quyền, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, không gây phiền hà sách nhiễu tiêu cực. Đánh giá kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu hàng tháng, hàng quý, phân tích kỹ các yếu tố tăng giảm kim ngạch, số thu; đánh giá các khoản nợ có khả năng thu và xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện thu nợ. Đảm bảo thu đúng thu đủ nộp kịp thời vào NSNN. Chỉ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn, xóa nợ thuế khi doanh nghiệp có đủ điều kiện, đủ hồ sơ, chứng từ. Tổng hợp, thống kê số tiền thuế phải thu, đã thu, còn nợ phải đảm bảo chính xác; phân loại các khoản nợ trên tài khoản chuyên thu/tạm thu. Kiểm tra thường xuyên việc cập nhật nợ thuế; không để phát sinh nợ xấu; thực hiện đúng trình tự thanh toán nợ thuế, cưỡng chế thuế. Rà soát, kiểm tra các khoản nợ chờ xóa, nếu không thuộc đối tượng được xóa nợ, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN; kịp thời nắm bắt thông tin với các ngân hàng về tài khoản của doanh nghiệp để thu hồi nợ thuế; phối hợp kịp thời với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để thực hiện thu nợ thuế nếu các doanh nghiệp được hoàn thuế tại cơ quan thuế. Chuyển kịp thời tiền thuế từ tài khoản tạm thu sang tài khoản chuyên thu nếu quá 135 ngày doanh nghiệp chưa đến thanh khoản. Rà soát, phân loại, thống kê, thực hiện thu đủ các loại thuế đối với: Các tờ khai thuộc loại hình TN-TX, sản xuất xuất khẩu quá thời hạn phải nộp thuế; các hợp đồng gia công chưa thanh khoản theo quy định; Các trường hợp chưa thực hiện đúng quy định về mức thuế ưu đãi đặc biệt C/O form D, form E; lưu ý thu đủ các loại thuế theo quy định đối với hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất nhập khẩu bán cho doanh nghiệp nội địa; Thực hiện đúng và nghiêm công tác xác định trị giá tính thuế. Thực hiện nghiêm các kết luận của các Đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, đồng thời rà soát các trường hợp nộp thiếu thuế tương tự kết luận của Đoàn kiểm tra, thanh tra kể cả của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Thanh Hóa. Tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại;t hực hiện thu thập, phân tích, đánh giá rủi ro, kiểm tra việc phân luồng hồ sơ hải quan đảm bảo việc phân luồng chính xác, chặt chẽ đúng quy định đối với các hồ sơ phân vào luồng vàng, đỏ, tăng cường kiểm tra đối với luồng xanh; không cho hủy tờ khai đối với các trường hợp hệ thống đã phân vào luồng vàng, đỏ. Tập trung lực lượng chống thất thu về thuế qua số lượng, trị giá, xuất xứ, thuế suất, loại hình xuất nhập khẩu...Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền các tấm gương điển hình trong công tác thu, nộp thuế, đồng thời thông báo các doanh nghiệp vi phạm hải quan, cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đối với Chi cục Kiểm tra sau thông quan: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan, đặc biệt chú ý các mặt hàng, lĩnh vực có khả năng gian lận, trốn thuế; thực hiện chỉ tiêu thu NSNN từ hoạt động kiểm tra sau thông quan theo hướng dẫn chỉ đạo của Cục Kiểm tra sau thông quan. Tăng cường tỷ lệ kiểm tra đối với hồ sơ hàng hóa có trị giá lớn, thuế suất cao, hàng nhạy cảm, hàng đầu tư. Phòng chồng buôn lậu và xử lý vi phạm có trách nhiệm rà soát lại các tiêu chí Quản lý rủi ro cấp Cục, chỉ đạo các Chi cục trực thuộc cập nhật các tiêu chí cấp Chi cục để bảo đảm xác định đúng đối tượng kiểm tra thực tế hàng hóa có hiệu quả, cập nhật kịp thời các kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra chống buôn lậu, xử lý vi phạm, mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu về giá vào hệ thống quản lý rủi ro. Lập danh sách các doanh nghiệp, hàng hóa, lĩnh vực có rủi ro cao, có biện phápt hông báo, cảnh báo toàn Cục. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hoàn thiện hệ thống tiêu chí quản lý rủi ro, đảm bảo thông tin quản lý rủi ro có hiệu quả đối với từng khâu nghiệp vụ. Phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm tổng hợp đánh giá số thu hàng tháng, hàng quý chính xác, không bỏ sót nguồn thu, phân tích kỹ các yếu tố tăng giảm thu để tham mưu các giải pháp cụ thể, thích hợp cho Lãnh đạo Cục. Thực hiện kịp thời theo quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục rủi ro về giá đối với hàng nhập khẩu cấp Cục. Đảm bảo việc cập nhật, khai thác và sử dụng hiệu quả số liệu trên các Chương trình quản lý rủi ro, Chương trình kế toán thuế (KT559), GTT01, Cơ sở dữ liệu về danh mục hàng hóa và Biểu thuế. Tổ chức quyết toán kịp thời, chính xác đối với hàng đầu tư miễn thuế, lưu ý kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế những mặt hàng thuộc danh mục trong nước sản xuất được như gạch chịu lửa, dây cáp điện, sắt thép chế tạo,..Tham mưu cho lãnh đạo Cục chỉ đạo các Chi cục thực hiện các giải pháp đốc thu nợ thuế phù hợp, đảm bảo thực hiện thu hồi 100% các khoản nợ mới phát sinh trong năm 2013, không để phát sinh nợ xấu. Tham mưu cho Lãnh đạo Cục chỉ đạo xử lý thu hồi thuế nợ đọng quá 90 ngày, báo cáo Tổng cục những trường hợp thuộc diện xem xét miễn, giảm, xóa nợ thuế.Tham mưu cho lãnh đạo Cục chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát đối với hàng tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, hàng hóa ra, vào các khu chế xuất, kho ngoại quan; chú trọng thu thập các nguồn thông tin về hàng hóa, người khai hải quan... Để phát hiện kịp thời các trường hợp sai phạm về loại hình, tên hàng, số lượng, trị giá, xuất xứ, đối tượng miễn thuế...Tham mưu cho Lãnh đạo Cục thành lập Đoàn kiểm tra hướng dẫn thực hiện chính sách thuế, thủ tục hải quan, quản lý thuế, xử phạt vi phạm, lưu ý các đơn vị, doanh nghiệp có số thu lớn, nợ thuế cao, loại hình phức tạp, nhiều mặt hàng nhạy cảm, nợ mới phát sinh tăng...Tham mưu cho lãnh đạo Cục chỉ đạo khắc phục các thiếu sót về nghiệp vụ và phối hợp với các Chi cục rà soát truy thu thuế những trường hợp còn thiếu thuế theo kết luận của các Đoàn thanh tra, kiểm tra kiến nghị. Từ những việc làm nói trên, đến ngày 31/12/2013, Cục Hải quan Thanh Hóa đã thu nộp vào NSNN là 1.357.524.693.759 đồng. So với chỉ tiêu của Bộ Tài chính giao (2.950 tỷ đồng) đạt 46,02%; so với số thu tối thiểu phải đạt của Tổng cục Hải quan giao (1.370 tỷ đồng) đạt 99,1%; so với cùng kỳ năm 2012 đạt 56,69%. Trong đó: - Địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu NSNN là 329.021.350.968 đồng, so với chỉ tiêu của Bộ Tài chính giao (1.977 tỷ đồng) đạt 16,64%; so với số thu tối thiểu phải đạt của TCHQ giao (317 tỷ đồng) đạt 103,79%. - Địa bàn tỉnh Nam Định thu NSNN là 172.108.979.868 đồng, so với chỉ tiêucủa Bộ Tài chính giao (117 tỷ đồng) đạt 147,10 %; so với số thu tối thiểu phải đạt của Tổng cục Hải quan giao (198 tỷ đồng) đạt 86,92%. - Địa bàn tỉnh Ninh Bình thu NSNN là 217.317.561.788 đồng, so với chỉ tiêu của Bộ Tài chính giao (367 tỷ đồng) đạt 59,21%; so với số thu tối thiểu phải đạt của Tổng cục Hải quan giao (262 tỷ đồng) đạt 82,95%. - Địa bàn tỉnh Hà Nam thu NSNN là 639.076.801.135 đồng, so với chỉ tiêu của Bộ Tài chính giao (489 tỷ đồng) đạt 130,69%; so với số thu tối thiểu phải đạt của Tổng cục Hải quan giao (593 tỷ đồng) đạt 107,77%. Có được kết quả trên là do các yếu tố về kim ngạch, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công chức Cục Hải quan Thanh Hóa, là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Tổng cục Hải quan; sự quan tâm của Tỉnh ủy - HĐND - UBND các tỉnh: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định và Hà Nam. Số thu NSNN năm 2013 đạt thấp so với chỉ tiêu của Bộ Tài chính giao là do nguyên nhân khách quan: Một số dự án ưu đãi đầu tư xây dựng từ các năm trước đến năm 2013 đã đi vào hoạt động sản xuất, không còn nhập khẩu máy móc thiết bị tạo tài sản cố định. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn quản lý chủ yếu là hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng do Việt Nam sản xuất; mặt hàng xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh có mức thuế suất, số lượng và trị giá thấp. Các dự án đầu tư ưu đãi mới chưa được khởi công xây dựng (như Dự án hóa lọc dầu Nghi Sơn) nên các thiết bị máy móc tạo tài sản cố định chưa được nhập khẩu. Nguyên nhân chủ quan đó là: Việc giao chỉ tiêu thu NSNN năm 2013 của Bộ Tài chính chưa sát đúng với thực tế của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục HQTH. Bởi vì khi giao chỉ tiêu Bộ Tài chính có tính đến số thu của Dự án hóa lọc dầu Nghi Sơn sẽ đi vào xây dựng, theo đó các máy móc thiết bị tạo tài sản cố định sẽ được nhập khẩu tạo ra nguồn thu. Mặc dù ngay từ đầu năm 2013, Cục Hải quan Thanh Hóa đã áp dụng đồng bộ các biện pháp đôn đốc thu hồi thuế nợ đọng như: Phối hợp với Ngân hàng, tổ chức tín dụng để thu nợ; phối hợp với các Cục Thuế, báo cáo UBND các tỉnh; phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa để thu đòi thuế nợ đọng nhưng do nguồn tài chính của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. Kết quả thu hồi nợ thuế đối với các tờ khai phát sinh trước 31/12/2012 là 2,79 tỷ đồng, đạt 5,22% so với chỉ tiêu Tổng cục Hải quan giao (53,412 tỷ đồng). Nhiệm vụ, giải pháp thu NSNNnăm 2014 Năm 2014 Cục HQTH được Bộ Tài chính giao thu NSNN là 1.460 tỷ đồng. Trong đó:Địa bàn tỉnh Thanh Hóa là 418 tỷ đồng;Địa bàn tỉnh Ninh Bình là 225 tỷ đồng;Địa bàn tỉnh Nam Định là 186 tỷ đồng và địa bàn tỉnh Hà Nam là 631 tỷ đồng.Theo đó, Cục Hải quan Thanh Hóa đã có Quyết định số 559/QĐ-HQTH ngày 16/12/2013 về việc giao chỉ tiêu thu thuế hàng hóa XNK năm 2014 cho các Chi cục Hải quan trực thuộc. Để thực hiện hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2014 ở mức cao nhất, Cục Hải quan Thanh Hóa đề ra các nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để thực hiện như sau: Thứ nhất, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK, thu hút doanh nghiệp về làm thủ tục hải quan tại các Chi cục trực thuộc: Triển khai vận hành, sử dụng thành công Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS. Giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế, chế độ kế toán thuế, chế độ hoàn thuế, miễn, giảm, xóa nợ thuế...Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp cải cách thủ tục hành chính hải quan, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK của các doanh nghiệp, đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng, tránh lưu kho, lưu bãi, kịp thời đưa vào sản xuất kinh doanh. Tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có hoạt động XNK về làm thủ tục hải quan nhằm tăng nguồn thu cho NSNN. Thứ hai, tăng cường công tác quản lý thuế, thu hồi nợ đọng thuế đối với các doanh nghiệp còn nợ: Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các nguồn thu tiền ẩn, đảm bảo các nguồn thu đều phải được thu đúng, thu đủ, kịp thời nộp vào NSNN, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót; Tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ thuế mà doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện được xóa nợ theo quy định, thực hiện nghiêm túc công tác đôn đốc thu hồi nợ, gắn trách nhiệm của CBCC với việc khen thưởng xử phạt nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác thu hồi nợ đọng. Thứ ba, tăng cường chống thất thu qua trị giá tính thuế, qua áp mã số hàng hóa, nhất là các mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch XNK lớn, tăng cường phối hợp với các ngành chức năng liên quan để ngăn chặn, kiểm tra phát hiện các hành vi gian lận thương mại, C/O...., Xác định trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng có dấu hiệu kim ngạch bất thường. Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro như: đẩy mạnh công tác phân tích xác định trọng điểm trong hoạt động XNK trên từng Chi cục và toàn Cục. Tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ công chức làm nhiệm vụ phân tích, đánh giá rủi ro. Thứ năm, tăng cường công tác kiểmt ra sau thông quan, chống buôn lậu gian lận thương mại, chống thất thu qua trị giá, số lượng, mã số hàng hóa.... Nhất là đối với một số mặt hàng có thuế suất cao, kim Thứ sáu, tăng cường kiểm soát hải quan, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại: Triển khai các khâu nghiệp vụ cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong điều kiện môi trường thông quan điện tử. Tăng cường chống buôn lậu trốn thuế, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng Với các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên và với quyết tâm chính trị cao, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công chức Cục Hải quan Thanh Hóa trong năm 2014, Cục Hải quan Thanh Hóa sẽ đạt và vượt dự toán thu nộp NSNN được giao (1.460 tỷ đồng) và đạt chỉ tiêu phấn đấu tăng 10% (1.600tỷ đồng) so với dự toán. PV. |