Ông nêu ví dụ, cuối năm 2013, đầu 2014 ông nhập khẩu cho khách hàng một hệ thống máy móc in ấn trị giá mấy triệu USD. Lúc chuẩn bị nhập thì thuế suất 0%, nhưng khi nhập về thì phải chịu thuế suất 2% vì lúc đó chính sách thuế đã thay đổi.
&Ldquo;Khách hàng Nhận Bản của chúng tôi bàng hoàng, họ thắc mắc sao tôi là người Việt mà không biết chuyện thay đổi sắc thuế này”.
Bà Trần Thị Lệ Nga - Phó cục trưởng Cục thuế TPHCM thừa nhận thời gian qua chính sách thuế của Việt Nam có nhiều sửa đổi, bổ sung. Việc này có mặt tích cực là để cho hoàn thiện, hợp lý hơn.
Tuy nhiên, thay đổi liên tục như vậy sẽ khó khăn không chỉ cho DN mà còn cho cả cơ quan thuế trong việc cập nhật, thích ứng kịp thời. DN và cơ quan thuế phải mất kế toán giá rẻ công sức, thời gian nghiên cứu, áp dụng cho đúng mức thuế suất theo từng thời điểm nhất định.
Đại diện công ty United Vision cũng cho biết, thủ tục xuất nhập hàng hóa vào khu chế xuất (KCX) cũng liên tục thay đổi. Cụ thể, DN này vừa in một lượng lớn hóa đơn xuất khẩu nhưng chưa kịp sử dụng thì nay đã phải chuyển sang sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT).
Bà Trần Thị Lệ Nga một lần nữa thừa nhận việc thường xuyên thay đổi này, đồng thời cho biết trước đây hàng hóa xuất vào KCX chỉ sử dụng invoice. Từ 1/6/2014 chuyển sang sử dụng hóa đơn xuất khẩu.
Nhưng mới đây, ngày 14/8/2014 Bộ Tài chính ban hành văn bản hủy bỏ hóa đơn xuất khẩu, thay vào đó sử dụng hóa đơn GTGT đối với DN nộp thuế theo phương thức khấu trừ và hóa đơn bán hàng đối với DN nộp thuế trực tiếp. Tuy nhiên, hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng chỉ có ý nghĩa đối với bên xuất hàng (để khai báo về thuế) mà hoàn toàn không có giá trị đối với bên nhận hàng ở nước ngoài.
Vì hóa đơn bằng tiếng Việt, người nhận hàng cty dịch vụ kế toán ở nước ngoài không hiểu và cũng không cần đến nên dù có hóa đơn này thì vẫn phải có invoice kèm theo. Vì vậy, theo bà Nga, Bộ Tài chính đang sửa đổi quy định về hóa đơn khi xuất khẩu hàng hóa và dự kiến từ 1/10/2014 sẽ bỏ hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng khi xuất khẩu hàng hóa, DN chỉ cần invoice.
Áp dụng bất nhất thuế suất
Bà Bùi Thị Bạch Hà - GĐ Công ty TNHH SX - TM Duy Phát cho biết DN bà chuyên sản xuất hàng may mặc. Bà thường nhập nguyên liệu sản xuất găng tay bảo hộ sử dụng trong công nghiệp.
Trong số nguyên liệu sản xuất găng tay có một lớp nhựa, được áp thuế nhập khẩu 10%, còn lại là thuế suất công văn 1412/tct-cs 5%. &Ldquo;Năm vừa rồi, khi quyết toán thuế, Chi cục thuế Gò Vấp không đồng ý cho tôi phân hai loại đó ra để đóng thuế và bắt buộc tôi phải đóng thuế tất cả 10%. Trong khi Chi cục thuế Tân Bình áp tính thuế suất 5%. Sao lại bất nhất thế này?”- bà Hà hỏi.
Bà Hà cũng cho biết bà nhập lô kim loại màu, theo quy định, nếu thành phần carbon trên 6,5% thì thuế suất 5% và dưới 6,5% thì thuế 10%. Bà kể: “Khi nhập hàng về cảng IDC Phước Long (TPHCM), tôi đem mẫu cho 3 trung tâm giám định, trong đó Trung tâm 3 xác định thành phần carbon dưới 6,5%, hai trung tâm còn lại xác định đạt 6,5%.
Dù vậy, hải quan vẫn áp thuế nhập khẩu 10%. Trong khi đó, bạn tôi cũng nhập một lô hàng y như lô hàng của tôi, nhưng chỉ phải đóng thuế suất 5%. Tôi đem hồ sơ lô hàng của bạn đến gặp cơ quan hải quan kiến nghị, nhưng họ dứt khoát buộc tôi phải đóng thuế 10%”.