'Nói xấu công ty cũ chẳng khác gì 'bôi đen' lên chính mình'
Là doanh nhân nổi tiếng và có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyển dụng nhân sự, CEO của mạng cộng đồng dành cho các nhà quản lý Anphabe.Com Nguyễn Thị Việt Thanh vừa qua đã có những chia sẻ thực tế về một trong những vấn đề khiến nhiều người quan tâm- thái độ của nhân viên khi nói về công ty cũ.
&Ldquo;Phỏng vấn 5 ứng viên thì có tới 3 người đổ lỗi cho công ty cũ khi nói về lý do nhảy việc. Chúng tôi không tuyển những người này vì họ có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty sau khi nghỉ việc” - bà Phan Thị Minh Tâm, phụ trách nhân sự Công ty TNHH Nam Hà (tỉnh Bình Dương), kể về buổi tuyển dụng tại công ty mới đây.
Bạn có một cuộc phỏng vấn việc làm. Bạn đang thể hiện rất tốt, trả lời chính xác một số câu hỏi. Bạn hăng hái, lạc quan, tự tin. Lúc đó cty dịch vụ kế toán người phỏng vấn hỏi “Vì sao bạn lại nghỉ việc?”
Bạn hình dung ra ngay đến ông chủ trước đây của bạn, mặt bạn đỏ bừng và tức lên, trong đầu bạn nảy ra những ý nghĩ rằng “Ông ta chẳng khác nào một kẻ ngu đần, ích kỷ!” Bạn muốn trút bỏ hết những thất vọng trong bạn và kể hết sự thật cho người phỏng vấn biết vì sao bạn rời bỏ công việc cũ, nhưng bạn do dự, nghĩ rằng chính sách tốt nhất lúc này là phải “lương thiện”.
Nhà tuyển dụng ác cảm
Bà Tâm cho biết vị trí trưởng nhóm thiết kế của công ty đã trống 2 tháng, hiện phòng nhân sự chưa tìm được người phù hợp. Sau khi sàng lọc hồ sơ, công ty đã mời 16 ứng viên đến phỏng vấn trực tiếp. Các ứng viên đều có độ tuổi từ 25 đến 35. Ngoài hồ sơ xin việc rõ ràng, chuyên nghiệp, công ty còn đánh giá cao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của họ.
Lao động trẻ phỏng vấn tuyển dụng tại một ngày hội việc làm ở TP HCM
Không phải cách tốt để giới thiệu về chính bạn giống như là một người hay rên rỉ, phàn nàn về công việc và nói xấu ông chủ cũ của bạn. Thậm chí nếu bạn nghỉ việc vì ông chủ của bạn là một người vô cùng ích kỷ, xấu xa, là người chỉ biết giao cho bạn những công việc nặng nhọc, dùng những từ nặng lời để chỉ trích bạn trước mặt người khác, đầu độc cây cảnh trên bàn làm việc của bạn,… đừng nói những điều đó ra, đừng nói bất cứ điều xấu nào về ông ta/cô ta trong lúc phỏng vấn.
Trong quá trình phỏng vấn, bà Tâm khéo léo xen kẽ một số chia sẻ cá nhân để tạo không khí thân thiện, giảm căng thẳng. Khi bà hỏi về nguyên nhân tìm việc mới, nhiều ứng viên không ngần ngại nhận xét kế toán giá rẻ không hay về người quản lý, đồng nghiệp và môi trường làm việc cũ.
&Ldquo;Về chuyên môn, các ứng viên đều đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, họ không hề nhìn lại bản thân mà còn nói xấu nơi mình từng gắn bó một cách thiếu kiểm soát. Việc họ chê sếp cũ cổ hũ, thiếu năng lực; đồng nghiệp không hòa đồng hay phúc lợi không tốt... Chỉ làm chúng tôi mất lòng tin, không muốn tuyển” - bà Tâm giải thích.
Theo website timviecnhanh.Com, 44% nhà tuyển dụng (NTD) khẳng định nói xấu công việc cũ hoặc hiện tại là một trong những sai lầm gây bất lợi nhất cho ứng viên khi tìm việc. Thống kê của website tìm việc trực tuyến này chỉ rõ đây là nguyên nhân thứ 2 (chỉ sau “không trung thực”) trong 10 nguyên nhân khiến người lao động thất bại trong tuyển dụng.
Tự “bôi đen” bản thân
Nguyên nhân nghỉ việc là câu hỏi phổ biến, đồng thời là chủ đề nhạy cảm khi người lao động đầu quân sang công ty mới. Nhiều NTD thừa nhận thói quen bôi nhọ môi trường làm việc cũ không chỉ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của công ty mà còn đưa chính ứng viên vào tình huống bất lợi.
Một người quản lý phụ trách marketing của một công ty bảo hiểm nước ngoài có trụ sở tại quận 1, TP HCM cho biết năm 2013, công ty chấm dứt hợp đồng với một nhân viên tư vấn qua điện thoại. Sau thời gian tranh chấp, công ty đã giải quyết thỏa đáng chế độ, phúc lợi theo quy định cho người này.
Song, sau khi nghỉ việc, nhân viên ấy không ngừng bôi xấu lãnh đạo, đồng nghiệp và tiết lộ một số thông tin không xác thực về công ty trên các trang mạng xã hội. Hình ảnh công ty giảm sút kéo theo tình trạng kinh doanh xuống dốc trong thời gian khá dài. &Ldquo;Chúng tôi phải mất nhiều thời gian, công sức để xử lý dọn dẹp sổ sách vụ việc, khắc phục hậu quả. Đương nhiên, nhân viên ấy cũng không còn cơ hội làm việc trong ngành bảo hiểm” - người quản lý nhớ lại.
Theo bà Phan Thị Minh Tâm, NTD luôn cho rằng ứng viên có mâu thuẫn nghiêm trọng ở công ty cũ khi nghe họ bài xích sếp, đồng nghiệp trước đây. Ứng viên còn bị đánh giá là người thành kiến, khó cộng tác. Như vậy, người lao động đã tự “bôi đen” bản thân.
&Ldquo;Khi nói xấu công ty cũ, ứng viên vô tình bộc lộ nhược điểm của mình. Không chỉ vậy, NTD còn nhận thấy ứng viên thiếu trung thành, sẵn sàng bôi nhọ công ty sau khi nghỉ việc nên sẽ không dám tuyển. Nếu NTD quen biết rộng, ứng viên càng khó tìm việc hơn khi thông tin đến tai nhiều NTD khác” - bà Tâm khẳng định.
Khách quan, góp ý chân thành
Theo bà Nguyễn Thị Việt Thanh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Anphabe, không có công ty nào hoàn hảo để tất cả nhân viên đều hài lòng. &Ldquo;Các bạn trẻ cần khách quan và đóng góp chân thành thay vì vạch tội nơi mình từng gắn bó. Thay vì nói xấu, ứng viên nên ghi nhận sự hỗ trợ của người quản lý và đồng nghiệp cũ hay kinh nghiệm tích lũy của bản thân sau khi rời công ty. Cách ứng xử này giúp các bạn trẻ tự thống kê thành quả, gây ấn tượng tốt với NTD” - bà Thanh khuyên.
&Ldquo;Nhiều bạn hỏi tôi: Nói gì đây? Nói tốt hay nói xấu nếu có người hỏi về công ty cũ mà mình đã ra đi?”. Chị Việt Thanh đặt vấn đề.
&Ldquo;Nói gì thì nói, lời khuyên của tôi luôn là ‘Hãy nói thật’. Thế nhưng thế nào là thật, và chia sẻ thế nào để thông tin vừa có giá trị mà vẫn thể hiện tính chuyên nghiệp của mình thì không dễ”. Nữ CEO đầy kinh nghiệm đưa lời khuyên và khẳng định: “Quá khứ là một phần thương hiệu cá nhân của chính bạn”.